Khảo sát nước dưới đất bằng tổ hợp phương pháp đo sâu điện đối xứng (VES) và đo sâu từ tellua (MTS) ở miền Đông Nam Bộ (miền Nam Việt Nam)
DOI:
https://doi.org/10.56097/binhduonguniversityjournalofscienceandtechnology.v5i4.87Từ khóa:
Đo sâu điện đối xứng; Đo sâu từ tellua; Đồng bằng sông Cửu Long; Nước dưới đất; Tầng chứa nước dưới sâuTóm tắt
Ở vùng miền Đông Nam Bộ có thể chứa nước lợ hoặc nước mặn từ mặt đất đến độ sâu lớn, kể cả ở các tầng trầm tích Đệ Tứ sát mặt đất đến các tầng trầm tích Đệ Tam ở dưới sâu. Sự kết hợp của hai phương pháp địa vật lý là đo sâu điện đối xứng (VES) đối với các cấu trúc tầng nông và đo sâu từ tellua (MTS) đối với các cấu trúc tầng sâu để khảo sát, đã cung cấp một hình ảnh địa điện hoàn chỉnh của loạt trầm tích từ bề mặt đến tầng đá móng nằm dưới sâu. Bằng cách này đã cho thấy rất hiệu quả trong việc phân định chất lượng của nước dưới đất ở cả tầng chứa nước gần mặt đất và tầng chứa nước ở dưới sâu. Kết quả kết hợp của hai phương pháp cho thấy một mối tương quan chặt chẽ trong phạm vi ô nhiễm với các ranh giới cổ của các trầm tích Đệ Tam và Đệ Tứ. Bởi vì vùng nghiên cứu này có cấu trúc địa chất thủy văn rất phức tạp, nên rất cần phải khảo sát tình trạng hiện tại của các tầng chứa nước dưới sâu bằng các công nghệ đo địa vật lý để ngăn ngừa ô nhiễm nước ngầm khi khai thác nước dưới đất ở đây.