Chiến tranh Việt Nam – Những tiếp cận “vi mô” từ số phận con người trong tác phẩm của Hwang Sok Yong (Hàn Quốc)

Các tác giả

  • Thị Mai Nhân Trần
  • Hyung Joung Oh

DOI:

https://doi.org/10.56097/binhduonguniversityjournalofscienceandtechnology.v8i2.325

Từ khóa:

Chiến tranh ở Việt Nam; Hội chứng PTSD; Người lính Hàn Quốc; Nhà văn Hwang Sok Yong; Tiếp cận”vi mô”

Tóm tắt

Là nhà văn đồng thời là thành viên của Thủy quân lục chiến Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh
Việt Nam, đã từng có những trải nghiệm kinh hoàng trên mảnh đất này trong những năm tháng khốc liệt
ấy, Hwang Sok Yong hiểu rõ bản chất cũng như sự tham gia của quân đội Hàn Quốc vào cuộc chiến.
Ông đã viết về cuộc chiến tranh Việt Nam như một cách nhận thức lại nhằm làm chứng cho những gì đã
xảy ra trong quá khứ, góp phần “hóa giải” các mối quan hệ trong hiện tại. Tác phẩm của ông được nhiều
bạn đọc Hàn Quốc yêu thích dù đề tài về chiến tranh Việt Nam vốn không thuộc “tầm đón đợi” trong văn
học Hàn Quốc. Bài viết tìm hiểu các truyện ngắn: Ngôi tháp (탑, 1970), Vành mắt lạc đà (낙타누깔 ,
1970), Người trở về (돌아온 사람, 1972) để thấy được sự tiếp cận chiến tranh từ số phận con người của
nhà văn, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn nhận thức của người lính Hàn Quốc về chiến tranh Việt Nam
và hội chứng PTSD mà họ phải chịu đựng sau khi hồi hương từ chiến trường, từ đó hiểu hơn ý nghĩa
nhân văn của tác phẩm.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2025-06-28

Cách trích dẫn

Trần, T. M. N., & Oh, H. J. (2025). Chiến tranh Việt Nam – Những tiếp cận “vi mô” từ số phận con người trong tác phẩm của Hwang Sok Yong (Hàn Quốc). Tạp Chí Khoa học Và kỹ thuật trường Đại học Bình Dương, 8(2). https://doi.org/10.56097/binhduonguniversityjournalofscienceandtechnology.v8i2.325

Số

Chuyên mục

GIÁO DỤC - KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN