Xây dựng chỉ số căng thẳng Mỹ - Trung từ truyền thông Việt Nam
DOI:
https://doi.org/10.56097/binhduonguniversityjournalofscienceandtechnology.v7i2.236Ключевые слова:
Căng thẳng Mỹ - Trung; chỉ số GEPU; Python; Truyền thôngАннотация
Nghiên cứu này phát triển chỉ số UCTV (U.S.-China Tension Index from Vietnamese
Media) nhằm định lượng mức độ căng thẳng Trung-Mỹ từ góc nhìn truyền thông Việt Nam. Dữ liệu
bao gồm hơn 700.000 bài báo kinh tế, thu thập trong giai đoạn 2014-2023 từ năm nguồn báo kinh
tế lớn, sử dụng kỹ thuật thu thập dữ liệu tự động (web scraping) kết hợp với thư viện Python
newspaper3k, sau đó được sàng lọc thông qua danh mục từ khóa và thẩm định thủ công. Kết quả
phân tích cho thấy dữ liệu từ năm nguồn của UCTV đạt độ tin cậy cao, với tính nhất quán nội tại
được xác nhận qua hệ số Cronbach’s Alpha. Chỉ số này thể hiện sự tương đồng đáng kể với chỉ số
UCT (U.S.-China Tension Index) của Mỹ và chỉ số GEPU (Global Economic Policy Uncertainty
Index), trong khi không ghi nhận mối tương quan rõ rệt với chỉ số GPR (Geopolitical Risk Index).
UCTV ghi nhận các biến động lớn liên quan đến các sự kiện địa chính trị quan trọng ảnh hưởng đến
Việt Nam, chẳng hạn như vụ giàn khoan HD-981 (tháng 5/2014) và Chiến tranh Thương mại TrungMỹ (2018-2019). Nghiên cứu không chỉ cung cấp một công cụ định lượng hiệu quả hỗ trợ doanh
nghiệp và chính phủ Việt Nam trong việc đánh giá rủi ro địa chính trị và xây dựng chiến lược dài
hạn trong bối cảnh bất ổn toàn cầu, mà còn mang lại một góc nhìn rõ ràng hơn về diễn biến căng
thẳng Trung-Mỹ qua lăng kính truyền thông nội địa. Hơn nữa, UCTV có tiềm năng trở thành nền
tảng thúc đẩy các nghiên cứu tương tự trong các lĩnh vực khác, mở rộng ứng dụng của dữ liệu truyền
thông trong phân tích định lượng.